Triệu chứng Tiểu_đường

Do tế bào không nhận được glucose nên tế bào hiểu rằng "cơ thể đang thiếu đường" do đó bằng đường liên hệ ngược, cơ thể buộc phải depolymer hóa glycogen thành glucose (glycogenolysis) để tăng lượng đường trong máu. Kết quả làm nồng độ glucose huyết cao và làm tăng áp suất thẩm thấu của máu. Điều này khiến nước theo gradient nồng độ khuếch tán vào máu làm tăng khối lượng máu và tăng huyết áp. Mặt khác, do nồng độ glucose cao nên tănghàm lượng glucose lắng đọng vào hemoglobin (tạo Hb1AC), vì thế người ta có thể xét nghiệm nồng độ Hb1AC để chẩn đoán đái tháo đường.

Tiểu nhiều

  • Do nồng độ glucose huyết cao, nên nồng độ glucose trong nước tiểu đầu cao. Nồng độ này vượt quá ngưỡng glucose thận nên một phần glucose không được tái hấp thu ở ống lượn gần (proximal convoluted tubule). Vậy nên, glucose xuất hiện trong nước tiểu (đây là nguồn gốc của tên "Tiểu đường"). Lại có, nồng độ glucose nước tiểu cao làm tăng áp suất thẩm thấu nước tiểu. Vì thế, nước khuếch tán vào nước tiểu làm tăng khối lượng nước tiểu chính thức, gây tiểu nhiều (polyuria) làm cơ thể mất nước (dehydration). Sự mất nước làm tăng áp suất thẩm thấu trong cơ thể kích thích vùng dưới đồi gây ra cảm giác khát nước (polydipsia).
  • Lượng nước tiểu thường từ 3 - 4 lít hoặc hơn trong 24 giờ, nước trong, khi khô thường để lại vết bẩn hoặc mảng trắng.
  • Tiểu dầm ban đêm do đa niệu có thể là dấu hiệu khởi phát của đái tháo đường ở trẻ nhỏ.

Ăn nhiều

Cơ thể không thể sử dụng đường để cung cấp năng lượng làm cho bệnh nhân nhanh đói chỉ sau bữa ăn một thời gian ngắn.

Uống nhiều

Mất nước làm kích hoạt trung tâm khát ở vùng hạ đồi, làm cho bệnh nhân có cảm giác khát và uống nước liên tục.

Gầy nhiều

Dù ăn uống nhiều hơn bình thường, nhưng do cơ thể không thể sử dụng glucose để tạo năng lượng, buộc phải tăng cường thoái hóa lipid và protid để bù trừ, làm cho bệnh nhân sụt cân, người gầy còm, xanh xao. Với bệnh nhân đái tháo đường loại 2 thường không có bất kỳ triệu chứng nào ở giai đoạn đầu và vì vậy bệnh thường chẩn đoán muộn khoảng 7 - 10 năm (chỉ có cách kiểm tra đường máu cho phép chẩn đoán được ở giai đoạn này).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tiểu_đường http://www.emedicine.com/emerg/topic134.htm http://www.emedicine.com/med/topic546.htm http://www.icd9data.com/getICD9Code.ashx?icd9=250 http://jama.jamanetwork.com/article.aspx?articleid... http://www.medicalnewstoday.com/medicalnews.php?ne... http://www.deutsche-diabetes-gesellschaft.de/press... http://ndep.nih.gov/ //www.nlm.nih.gov/cgi/mesh/2020/MB_cgi?mode=&term=... http://patient.info/doctor/management-of-type-1-di... http://apps.who.int/classifications/icd10/browse/2...